Tủ sấy quần áo FUJIPOVA FJTS02C là một trong những thiết bị tiện nghị gia đình không thể thiếu trong mùa đông xuân miền bắc và những nơi nồm ẩm.
ƯU ĐIỂM SẢN PHẨM
– QUẠT: Tủ sấy quần áo Fuji áp dụng quạt DC không chổi than tốc độ cao, tiếng ồn thấp, cung cấp không khí khô nhanh. – PTC: Hiệu quả sưởi ấm cao với tấm làm nóng PTC, bảo vệ gấp 2 lần, an toàn và đáng tin cậy.
– Ô TẢN GIÓ: Tủ sấy quần áo Fuji có cửa gió lớn hơn với thiết kế 360° đưa không khí ấm đến mọi nơi giúp khô hoàn toàn quần áo.
– CHỐNG NHĂN: Sấy tĩnh, chống nhăn và hư hỏng bỏi sự mài mòn lẫn nhau của hàng may mặc trong quán trình sấy.
– ĐA CHỨC NĂNG: Thiết kế đa chức năng: sấy khô, sưởi ấm cho bé mặc quần áo, làm máy sưởi, tủ đựng quần áo.
– BỘ HẸN GIỜ: 3 lựa chọn lập trình hẹn giờ, thời gian đặc biệt tạm dừng chức năng, không cần người giám sát.
– Thiết kế gọn nhẹ, dễ dàng lắp đặt ở bất cứ đâu, không tốn diện tích.
– Có khả năng là sấy được khối lượng lớn quần áo. Thông thường khoảng 10 kg một lần, cá biệt có loại lên đến 15 kg.
Tác hại của quần áo ẩm ướt, có mùi
1. Ảnh hưởng tới giao tiếp
Độ ẩm từ quần áo chưa kịp khô và vi khuẩn sẽ tạo ra một mùi hôi khó chịu. Trên cơ thể chúng ta đều có sẵn các vi khuẩn, nên khi mặc quần áo chưa khô, chúng sẽ có điều kiện phát triển mạnh hơn. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy xấu hổ và ngại tiếp xúc với bạn bè, đồng nghiệp. Vì thế, bạn cần phải tìm cách làm quần áo khô nhanh trong 5 phút càng sớm càng tốt, tủ sấy quần áo là sản phẩm hỗ trợ việc này rất tốt.
2. Da bị phát ban, mẩn ngứa
Theo các chuyên gia da liễu, quần áo ẩm và hôi tiềm ẩn nguy cơ gây kích ứng da, nhất là tình trạng mẩn ngứa da. Các loại nấm, vi khuẩn trong không khí dễ phát triển trong môi trường có độ ẩm cao và áo quần ẩm là một điều kiện lý tưởng cho chúng. Từ đó, các loại bệnh da liễu hay mụn nhọt sẽ kéo dài hơn.
3. Các bệnh về đường hô hấp
Bạn có biết rằng, quần áo ẩm để lâu dễ phát sinh nhiều loại nấm gây hại. Trong đó có nấm Stachybotrys chartarum – loài nấm độc hại gây nhiễm trùng cơ quan hô hấp. Nếu thường xuyên mặc đồ ẩm, bạn sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh hô hấp như bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng, nhiễm trùng phổi…
4. Bệnh về đường tiêu hóa
Vi khuẩn và nấm mốc bám trên quần áo ẩm có thể dễ dàng bám vào tay. Sau đó, chúng sẽ tấn công vào hệ tiêu hóa khiến bạn có nguy cơ cao mắc các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy… Thậm chí nếu vi khuẩn sinh sôi mạnh, có thể gây ra các bệnh nặng hơn về dạ dày, ruột… ngộ độc thực phẩm.
5. Viêm nhiễm “vùng kín”
Là bộ phận nhạy cảm, nên “vùng kín” rất dễ mắc bệnh từ vi khuẩn, nấm. Trong môi trường độ ẩm cao, vi khuẩn dễ sinh sôi gây các bệnh phụ khoa. Thậm chí, các chủng vi khuẩn nguy hiểm còn có thể làm tăng nguy cơ mắc vô sinh và ung thư cổ tử cung.
Những lưu ý khi phơi quần áo khi trời nồm ẩm ướt
Khi trời đổ mưa hoặc thời tiết ẩm ướt sẽ làm quần áo khó khô hơn. Như vậy, ngoài những cách làm khô quần áo nêu trên, bạn có thể ứng dụng một số mẹo dưới đây giúp quần áo lúc phơi mau khô:
- Treo ngược quần jean: Tại vị trí lưng quần sẽ có nhiều nếp gấp may và túi quần,… Bạn nên treo ngược quần jean và lộn mặt trái ra ngoài hỗ trợ hơi nước bay hơi nhanh hơn.
- Treo xen kẽ các khăn khô giữa các chiếc áo: Khăn khô được treo giữa các chiếc áo ướt sẽ giúp hút ẩm từ những quần áo đang ướt xung quanh. Đây chính là việc “san sẻ” lượng nước giữa các quần áo đẩy nhanh tốc độ khô quần áo.
- Thấm khô chăn màn trước khi phơi: Chăn màn với chất liệu vải dày dặn sẽ rất khó khô trong thời tiết ẩm ướt. Hãy trải đều chăn màn trên khăn khô và dùng tay vỗ nhẹ đều mặt vải. Động tác này sẽ giúp hơi nước nhanh chóng thấm bớt qua khăn và giúp chăn mền nhanh khô.